Rate this post

Thói quen được hình thành từ những hoạt động được lặp đi lặp lại hằng ngày. Nhưng với quyển sách Sức mạnh của thói quen, Charles Duhigg đã cho chúng ta thấy được việc rèn luyện những thói quen này sẽ tạo nên những lợi ích tuyệt vời. Bạn sẽ loại bỏ được quan điểm rằng thói quen chỉ là những điều trong vô thức. Và nhờ vào những thói quen có chọn lọc còn có thể giúp bạn thành công. Qua quyển sách Sức mạnh của thói quen, bạn sẽ tìm được quy luật hình thành của một thói quen, từ những thói quen quen thuộc nhất mỗi ngày. Hãy cùng Ebook VN review Sức Mạnh Của Thói Quen để hiểu về nguyên tắc này, bạn hoàn toàn có thể biết được mình nên học hỏi những thói quen nào và loại bỏ những điều gì. Không chỉ là thói quen của một cá nhân, mà thói quen của một tập thể cũng được tác giả nhắc đến.

Giới thiệu tác giả

Charles Duhigg là một nhà báo nổi tiếng người Mỹ sinh năm 1964. Ông đã từng học và tốt nghiệp tại trường Đại học Yale. Và sau đó, ông tiếp tục hành trình học vấn của mình với việc chinh phục bằng thạc sĩ tại đại học Harvard. Trước khi về đầu quân cho tờ báo danh giá The New York Time, thì ông cũng là một nhà báo có thành tích nổi bật tại tòa soạn của tờ báo The Los Ageles Times. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông cũng liên tiếp nhận được rất nhiều giải thưởng khác nhau. Nổi bật nhất là giải thưởng Pulitzer vào năm 2013.

Duhigg đã đồng sáng tác bộ truyện Toxic Waters, Golden Opportunities, và là một phần của nhóm viết The Reckoning. Không chỉ có nhiều hoạt động tích cực trong lĩnh vực báo chí. Khi lấn sân sang lĩnh vực viết sách ông cũng gây được nhiều tiếng vang. Ngoài quyển sách thành công là Sức mạnh của thói quen, ông còn được biết đến với nhiều tác phẩm khác như: Thông minh hơn nhanh hơn giỏi hơn, The Secrets of Being Productive in Life and Business…

Giới Thiệu Sách Sức Mạnh Của Thói Quen

Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách này liên tục nằm trong danh sách best-seller của thời báo New York Times suốt 40 tuần. Cho đến nay, nó vẫn được đánh giá là cuốn sách hay nhất về thay đổi hành vi và tổ chức con người. Sức mạnh của thói quen được xuất bản năm 2012, cuốn sách đã dành hơn ba năm trong danh sách bán chạy nhất của Thời báo New York. Thói quen là một điều không thể thiếu của mỗi con người, chính những thói quen ấy quyết định tương lai, cuộc sống bạn. Vì thế, Charles Duhigg đã viết cuốn sách này để bạn đọc nắm bắt được đâu là thói quen tốt để giúp bạn đi đến thành công.

Ebook Suc Manh Cua Thoi Quen Power Of Habits pdf ebookvn.net 1

Sức Mạnh Của Thói Quen – Charles Duhigg

Sức mạnh của thói quen được chia làm 3 phần. Phần một nói về cách thức hình thành thói quen ở mỗi cá nhân. Phần một trả lời cho câu hỏi thói quen được xác lập như thế nào, làm thế nào để hình thành thói quen mới và thay đổi thói quen cũ. Phần hai nghiên cứu những thói quen của các công ty và tổ chức đã thành công. Phần ba phân tích những thói quen của xã hội. Cuốn sách bao gồm 9 chương nhỏ và một phụ lục sẽ thay đổi hoàn toàn cách nhìn của bạn về những công việc mình làm hàng ngày. “Sức mạnh của thói quen” dựa trên hàng trăm nghiên cứu học thuật, những bài phỏng vấn trên 300 nhà khoa học và lãnh đạo, nghiên cứu tiến hành tại nhiều công ty lớn. Những đúc kết từ quá trình tìm tòi của Charles Duhigg chính xác là những gì bạn cần cho sự phát triển cá nhân và công việc kinh doanh sau này của bạn.

Mục lục Sức Mạnh Của Thói Quen

Phần 1: Các thói quen cá nhân

  1. Vòng lặp của thói quen
  2. Não bộ của sự thèm muốn
  3. Nguyên tắc vàng để thay đổi thói quen

Phần 2: Thói quen của các tổ chức thành công

  1. Thói quen quyết định hay bản tình ca của Paul o’neil
  2. Starbucks và thói quen của sự thành công
  3. Sức mạnh của sự khủng hoảng
  4. Xác định mục tiêu bạn muốn thế nào trước khi bạn làm việc

Phần 3: Những thói quen của cộng đồng

  1. Đại giáo đoàn và phong trào tẩy chay xe buýt ở Montgomery
  2. Thần kinh học về sự tự nguyện

Review sách Sức mạnh của thói quen

Phần 1: Các thói quen cá nhân

Thói quen có tác động mạnh nhưng mong manh. Nó có thể hình thành bên ngoài nhận thức của chúng ta hay có thể tạo ra theo chủ ý. Nó thường xảy ra không cần sự cho phép nhưng có thể thay đổi bằng cách sửa thành phần. Nó ảnh hưởng cuộc sống chúng ta nhiều hơn chúng ta biết, trên thực tế nó rất mạnh, làm cho não bộ gắn chặt vào nó cùng những thứ khác, gồm cả nhận thức chung.

Phần 2: Thói quen của các tổ chức thành công

Những thói quen chủ chốt thể hiện rằng sự thành công không phụ thuộc vào việc làm từng điều đúng nhưng dựa vào việc xác định vài ưu tiên quan trọng và đưa chúng đến mức độ ảnh hưởng cao hơn. Những thói quen tác động nhiều nhất khi nó bắt đầu đẩy mô hình cũ và tạo lại mô hình mới.

Để thành công, họ cần một thói quen chủ chốt để tạo ra một môi trường – như tụ họp hàng ngày của những người bạn cùng chí hướng – để giúp tìm ra sức mạnh vượt qua trở ngại. Những thói quen chủ chốt chuyển đổi chúng ta bằng cách tạo ra nhiều môi trường giúp làm rõ những giá trị mà chúng ta có thể lãng quên vì sức ép của một quyết định khó khăn hay một khoảnh khắc không chắc chắn.

Phần 3: Những thói quen của cộng đồng

Sức mạnh của các thói quen xã hội – các hành vi xảy ra không suy nghĩ, lan đến hàng chục hay hàng trăm người, thường rất khó nhìn thấy khi nó xảy ra, nhưng chứa đựng một sức mạnh có thể thay đổi thế giới. Những thói quen xã hội khiến cho các con đường đầy ắp những người phản đối, có thể không ai biết ai, có thể đang bước đi vì nhiều mục đích khác, nhưng tất cả đều di chuyển theo cùng một hướng. Những thói quen xã hội là nguyên do tại sao vài sáng kiến trở thành phong trào thay đổi thế giới, trong khi những cái khác không thể có tác động gì. Và lý do những thói quen xã hội có ảnh hưởng như thế là vì nguồn gốc của nhiều phong trào – là những cuộc cách mạng quy mô lớn hay sự biến chuyển đơn giản trong các nhà thờ mà mọi người tham dự – là một quá trình có ba giai đoạn mà theo các nhà sử học và xã hội học, nó xuất hiện lặp đi lặp lại:

Một phong trào bắt đầu vì có những thói quen xã hội về tình bạn và mối ràng buộc chặt chẽ giữa những người quen biết thân thiết. Nó phát triển vì những thói quen của cộng đồng giúp cho mối ràng buộc lỏng lẻo giữa những người hàng xóm và những lề thói trong một đại gia đình xích lại gần nhau. Và nó kéo dài vì các lãnh đạo của một phong trào mang đến cho người tham gia những thói quen mới để tạo ra nhận thức mới mẻ về nhân dạng và một cảm giác sở hữu.

Ebook Suc Manh Cua Thoi Quen Power Of Habits pdf ebookvn.net 4

Review Sức Mạnh Của Thói Quen

Làm thế nào để hạ gục những thói quen xấu

Sự thay đổi thói quen không phải lúc nào cũng đơn giản ( ồ, nếu không muốn nói là nói là nó rất khó khăn). Bạn không thể cải thiện chứng nghiện mạng xã hội, nghiện chất kích thích hay đồ ăn nhiều đường trong một ngày, hai ngày, một tuần hay một tháng. Nhưng bằng nỗ lực và thời gian, mọi thói quen có thể được định hình lại nếu bạn tuân thủ theo những bước quan trọng sau đây.

Bước 1: Xác định hành động

Để hiểu được thói quen của chính mình, bạn cần xác định những thành phần cấu thành nên một vòng lặp thói quen mà mình đã nói ở trên: gợi ý, hành động, phần thưởng. Một khi bạn đã nhận biết được vòng lặp trong những hành vi của mình, bạn bắt đầu tìm kiếm những khả năng thay thế những tật xấu bằng những hành động lành mạnh hơn.

Trong ví dụ về người nghiện thuốc lá, hãy giữ nguyên gợi ý và phần thưởng. Điều duy nhất cần thay đổi là hành động. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi (gợi ý), thay vì rút trong túi quần ra một bao thuốc, hãy bắt đầu những bài tập thể dục trong thời gian thư giãn (hành động) để cảm thấy sảng khoái, năng lượng hơn (phần thưởng).
Hành động là bước rõ ràng nhất trong một vòng lặp. Nó không chỉ ảnh hưởng đến lối sống của cá nhân mà còn là bước mà bạn quyết định muốn giữ nguyên hay thay đổi.

Bước 2: Kiểm nghiệm với phần thưởng

Đôi khi phần thưởng thường không hiển nhiên như bạn tưởng. Hãy thử hỏi mỗi lần ghé qua quán ăn tự phục vụ để mua một chiếc bánh ngọt vào mỗi buổi chiều đi học hoặc đi làm về, bạn làm vậy vì muốn thỏa mãn cơn đói hay chỉ đơn giản là bạn đang chán. Thay vì tạt vào quán ăn tự phục vụ, thử đến một câu lạc bộ thể thao hay tham gia một hoạt động có thể khiến bạn hào hứng hơn. Nếu bạn vẫn cảm thấy thèm khát chiếc bánh ngọt ấy, hẳn bạn đang đói. Và trong trường hợp ngược lại, bạn chỉ đang chán và cần thêm năng lượng mà thôi! Bạn cũng đã hiểu được ý tưởng rồi đấy. Mục đích của việc này là kiểm tra xem giả định nào đang dẫn dắt hành vi và lề thói của bạn.
Sau cùng, khi đã xác định được hành động và phần thưởng, việc bạn cần làm là tìm ra gợi ý.

Bước 3: Cô lập gợi ý

Tương tự, việc xác định gợi ý cũng không dễ dàng. Lí do là chúng ta luôn bị tấn công dồn dập bởi những luồng thông tin xung quanh mình, và đó cũng là lúc những thói quen bắt đầu xuất hiện. Hãy hỏi chính mình. Bạn thường ăn sáng vào một thời điểm nhất định trong ngày chỉ vì bạn cảm thấy đói? Hay đó là 7:30 và bạn phải đi làm?

Các thí nghiệm đã cho thấy rằng hầu hết mọi gợi ý trong vòng lặp thói quen đều thuộc 5 loại sau:

  • 1. Địa điểm ( Location )
  • 2. Thời gian ( Time )
  • 3. Trạng thái cảm xúc ( Emotional State )
  • 4. Người xung quanh ( Other People )
  • 5. Những hành động vừa diễn ra. ( Immediately Preceding Action )
Bước 4: Xây dựng kế hoạch

Một khi bạn đã khám phá ra vòng lặp thói quen của chính mình – xác định phần thưởng dẫn dắt hành động, gợi ý thúc đẩy hành động, và hành động đó – bạn có thể bắt đầu thay đổi hành vi và lối sống. Bạn có thể thay đổi đến một thói quen tốt hơn bằng cách lập kế hoạch cho gợi ý và lựa chọn một lề thói đem lại phần thưởng mà bạn mong muốn. Tất cả những gì bạn cần là một kế hoạch.

Rõ ràng, thay đổi một vài thói quen có thể khó khăn hơn. Nhưng cơ cấu này chính là một xuất phát điểm. Đôi khi sự thay đổi mất một thời gian dài hơn. Đôi lúc nó đòi hỏi nhiều thử nghiệm và thất bại lặp lại. Nhưng khi bạn hiểu được cách một thói quen hoạt động – khi bạn chẩn đoán gợi ý, hoạt động và phần thưởng – bạn sẽ có được sức mạnh để vượt qua.

Đánh giá sách Sức mạnh của thói quen

Chìa khóa để mở cánh cửa thành công chính là sự nhuần nhuyễn những thói quen tốt. Đọc xong cuốn sách này, mình tin rằng bạn hoàn toàn có thể nắm quyền kiểm soát thói quen, nắm chặt bánh lái để tự mình dẫn dắt cuộc sống của chính bạn. “Sức mạnh của thói quen” là một cuốn sách tuyệt vời không chỉ bởi những ý tưởng mới mẻ, những khám phá tỉ mỉ Charles Duhigg đã dày công thực hiện và tìm tòi, mà còn bởi sức ảnh hưởng to lớn của nó đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Cuốn sách dành cho những người trẻ tuổi đang loay hoay tìm con đường để đi, một lối thoát cho cuộc sống khi gặp những khó khăn, bế tắc. Với những ý tưởng thú vị, những nghiên cứu ấn tượng, những phân tích thông minh và những lời khuyên thiết thực, Sức mạnh của thói quen cho người đọc một cái nhìn bao quát và đầy đủ về thói quen cá nhân, tổ chức và của toàn xã hội cùng với những lời khuyên để vận dụng tói quen đó. Từ cuốn sách, ta rút ra được, muốn thay đổi thói quen thì việc đầu tiên cần làm là phải phá vỡ những việc làm tùy hứng hàng ngày.

Những thói quen không chỉ là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta mà còn là một phần quan trọng của các tổ chức và các công ty. Tất cả những thói quen bao gồm một vòng lặp gợi ý- hành động -phần thưởng, và cách dễ nhất để thay đổi điều này là để thay thế các hành động thường nhât với cái gì khác trong khi vẫn giữ nguyên các gợi ý và phần thưởng. Đạt được thay đổi lâu dài trong cuộc sống là khó khăn, nhưng nó có thể được thực hiện bằng cách tập trung vào những thói quen then chốt quan trọng như sức mạnh ý chí.