Cuốn sách Tư Duy Nhanh Và Chậm của Daniel Kahneman sẽ giúp bạn hiểu về các hệ thống diễn ra trong nội tâm con người, chúng ảnh hưởng thế nào đến cách ta tư duy và ra quyết định; từ đó hạn chế được những lỗi tư duy không đáng có. Cuốn sách tóm lược hàng thập niên nghiên cứu giúp ông đoạt giải Nobel, giải thích những đóng góp của ông trong tư duy hiện đại của ta về tâm lý và kinh tế học hành vi. Trong nhiều năm, Kahneman và những đồng nghiệp của mình đã có những đóng góp lớn lao cho lối hiểu biết mới về tâm trí con người. Hãy cùng Ebook VN review Sách Tư Duy Nhanh Và Chậm để hiểu sâu sắc hơn về cách con người ra quyết định, tại sao một số lỗi đánh giá lại rất phổ biến và làm sao để cải thiện bản thân tốt hơn.
Giới thiệu tác giả
Daniel Kahnema sinh ngày 5/3/1934 tại Tel Aviv. Ông là một nhà tâm lý học và kinh tế học người Mỹ gốc Israel nổi tiếng với công trình nghiên cứu về tâm lý học đánh giá và đưa ra quyết định cũng như kinh tế học hành vi. Là một tiến sĩ từng đoạt giải Nobel kinh tế vào năm 2002. Daniel Kahnema sở hữu những học hàm học vị vô cùng đáng nể như Giáo sư Tâm lý học danh dự tại trường Woodrow Wilson và trường đại học Princeton, học giả của Trung tâm về Lý trí tại đại học Hebrew, Jerusalem. Năm 2002, ông được nhận giải Nobel về Kinh tế.
Giới thiệu Sách Tư Duy Nhanh Và Chậm
Cuốn sách Tư Duy Nhanh Và Chậm phân tích về tính hợp lý và phi lý của con người trong tư duy. Sách sử dụng hai nhân vật hư cấu là Hệ thống 1 và Hệ thống 2 (tạm hiểu là phần vô thức và phần ý thức – cơ chế tư duy nhanh và chậm) để diễn giải cách chúng ta nhìn nhận vấn đề và ra quyết định. Nếu như hệ thống 2 xảy ra chậm, đòi hỏi sự nỗ lực và logic thì hệ thống 1 lại diễn ra nhanh, rập khuôn, tự động, cảm tính và vượt ngoài tầm kiểm soát của con người. Hệ thống 1 có thể giúp ích con người rất nhiều trong quá trình đấu tranh sinh tồn nhưng lại dễ áp đặt lên ý thức những suy nghĩ lối mòn khiến chúng ta mắc những sai lầm đầy chủ quan. Nghe sách nói Tư Duy Nhanh Và Chậm chất lượng cao, hoàn toàn miễn phí tại Sách Nói Online.
Tư duy nhanh và chậm được xuất bản năm 2011. Cuốn sách đã dành được vô số giải thưởng danh giá như: Sách khoa học hay nhất của Học viện Khoa học Quốc gia năm 2012, được tạp chí The New York Times bình chọn là sách hay nhất năm 2011, một trong những cuốn sách kinh tế xuất sắc năm 2011, chiến thắng giải thưởng cuốn sách được quan tâm nhất năm 2011 của tạp chí Los Algeles…
Mục lục Tư Duy Nhanh Và Chậm
- Phần 1: Hai hệ thống
- Phần 2: Suy nghiệm và sai lệch
- Phần 3: Niềm tin thái quá
- Phần 4: Những lựa chọn
- Phần 5: Hai bản thể
Review Sách Tư duy nhanh và chậm
Trong Tư duy nhanh và chậm, Kahneman mô tả hai cách thức mà não chúng ta vận hành. Ông gọi đó là Hệ thống 1 và Hệ thống 2. Nếu như Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức; thì Hệ thống 2 với cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic, có tính toán và ý thức. Trong một loạt thí nghiệm tâm lý, Daniel Kahneman và Amos Tversky (đồng nghiệp của ông) chúng minh rằng con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là nghĩ chậm. Phần lớn nội dung của cuốn sách là chỉ ra những sai lầm trong Hệ thống 1. Chẳng hạn, chúng ta vẫn tưởng con người vốn đầy lý trí, quyết định có suy tính cẩn thận, nhưng Kahneman và Tversky đã chứng minh trong cuộc sống hàng ngày và cả đời sống kinh tế, chúng ta thường quyết định một cách thiếu nhất quán, cảm tính và đầy chủ quan. Kahneman chứng minh rằng chúng ta tệ hơn những gì chúng ta tưởng: đó là chúng ta không biết những gì chúng ta không biết.
Hai hệ thống
Vài thập kỷ trở lại đây, các nhà tâm lý học đã dành rất nhiều công sức để nghiên cứu về hai hình thức tư duy của con người. Từ đó hình thành nên hai hệ thống tư duy là hệ thống 1 và hệ thống 2:
- Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mai lẹ, với rất ít hoặc hầu như không cần cố gắng và không tự kiểm soát.
- Hệ thống 2 huy động sự chú ý đến những hoạt động tư duy đòi hỏi sự nỗ lực, bao gồm những phép tính phức tạp. Cơ chế hoạt động của Hệ thống 2 thường gắn với những kinh nghiệm chủ quan, sự lựa chọn và tập trung của chủ thể.
Dưới đây là một số ví dụ về những hoạt động tự động làm nên Hệ thống 1:
Phát hiện ra một đồ vật nằm xa hơn so với các đồ vật khác.
Nhận ra người khác đang giận dữ, vui mừng.
Nhăn mặt khi ăn một quả chanh.
Nhận ra sự ganh ghét, thù địch trong một giọng nói.
Trả lời được câu hỏi 1+1=?
Đọc chữ trên những tấm biển lớn.
Lái xe trên một con đường vắng.
Hiểu nghĩa những câu đơn giản.
Nhận ra cụm từ “một người hiền lành và gọn gàng”, ám chỉ người thuộc loại nghề nghiệp nào.
Một vài hoạt động trí não trong danh sách trên diễn ra hoàn toàn tự động không cần bất cứ sự tập trung nào. Bạn không thể ngăn mình hiểu những câu nói đơn giản bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hay nhận ra âm thanh lạ bất chợt xuất hiện, cũng như bạn không thể ngăn bản thân biết được phép cộng đơn giản 1+1= 2 hay nghĩ đến Hà Lan có những cánh đồng hoa tuy-lip rực rỡ, tuyệt đẹp. Khả năng của Hệ thống 1 còn bao gồm cả những kỹ năng bẩm sinh của loài người cũng như các loài động vật khác. Chúng ta sinh ra đều được chuẩn bị nhận thức về thế giới xung quanh, nhận biết các đồ vật, định hướng chú ý, tránh sự mất mát và khiếp sợ những con rắn có nọc độc chết người. Những hoạt động đó trở nên nhanh nhẹn và tự động vì nó thường xuyên được luyện tập. Hệ thống 1 còn học cách liên kết các ý tưởng (ví dụ: “Thủ đô của nước Việt Nam là gì?”), nó cũng học được những kỹ năng như đọc và hiểu những sắc thái khác nhau trong những tình huống xã hội khác nhau. Tri thức được lưu trữ trong bộ nhớ và chúng ta truy cập vào nó mà không cần huy động sự cố gắng cũng như phải có sự tập trung cao độ.
Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ, với rất ít hoặc hầu như không cần cố gắng và không tự động kiểm soát.
Còn các hoạt động của Hệ thống 2 rất đa dạng nhưng chúng có một điểm chung: Chúng đều đòi hỏi sự chú ý và sẽ kết thúc khi bạn không còn tập trung nữa.
Dưới đây là một số hoạt động thuộc Hệ thống 2:
Tập trung vào diễn biến của trận bóng chày.
Dỏng tai lên đợi tiếng súng ra hiệu bắt đầu một cuộc đua.
Tập trung lắng nghe tiếng nói của một người nhất định trong một căn phòng ồn ào.
Duy trì tốc độ đi bộ nhanh hơn tốc độ đi bộ bình thường.
Cho ai đó biết số điện thoại của bạn.
So sánh hai chiếc điện thoại dựa trên giá trị sử dụng của chúng.
Lục trong trí nhớ tên của một bộ phim đã được trình chiếu từ rất lâu.
Đếm số xuất hiện chữ cái a trong một trang sách dày đặc chữ.
Tìm kiếm một người đàn ông đầu trọc.
Trong tất cả những tình huống trên, bạn buộc phải tập trung chú ý và hiệu quả thường kém, thậm chí là tệ hại nếu bạn không sẵn sang hoặc sự chú ý của bạn bị chuyển hướng sang các chủ đề không thích hợp. Hệ thống 2 có khả năng thay đổi cách thức hoạt động của Hệ thống 1, bằng cách lập trình tự động những chức năng chú ý và ghi nhớ thông thường…
Suy nghiệm và sai lệch
Hệ thống 1 không đa nghi. Nó loại bỏ sự mơ hồ và tự động tạo ra các câu chuyện mạch lạc nhất có thể. Trừ khi thông điệp đó ngay lập tức bị phủ nhận, các liên tưởng mà nó gợi ra sẽ lan truyền như thể thông điệp đó là sự thật.
Hệ thống 2 lại có chiều hướng hoài nghi, bởi nó có thể duy trì những khả năng xung đột nhau trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, hoạt động duy trì sự hoài nghi này khó khăn hơn việc chuyển vào trạng thái chắc chắn.
Niềm tin thái quá
Bản chất của ảo tưởng chính là việc chúng ta tin tưởng rằng mình có sự hiểu biểu rất rõ quá khứ vì thế chúng ta hoàn toàn có cơ sở vững chắc để tiên đoán về tương lai. Nhưng trong thực tế không phải như vậy, hầu như chúng ta hiểu về quá khứ ít hơn chúng ta tưởng rất nhiều. “Biết” không phải là từ duy nhất để diễn tả những điều được coi là ảo tưởng này.
Ngoài “biết” ra thì các từ “trực giác” và “linh cảm” cũng được dùng để diễn tả các suy đoán trong quá khứ đã biến thành sự thực. Để suy nghĩ một cách rõ ràng về tương lai, chúng ta cần phải xóa sạch thứ ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong việc gán định những niềm tin mà chúng ta có trong quá khứ.
Những lựa chọn
Các nguyên tắc của ngành Kinh tế học về bản chất của vấn đề ra quyết định, với giả định các nhân tố kinh tế học và lý trí. Kahneman có đưa ra quan điểm hiện nay về những khái niệm chính trong “lý thuyết viễn cảnh” được hình thành bởi một mô hình hai hệ thống, một mô hình của sự lựa chọn mà ông cùng đồng nghiệp Amos đã xuất bản năm 1979. Sau đó, chỉ ra một vài lựa chọn của con người sai lệch so với nguyên tắc của tư duy duy lý. Ông phải xử lý một xu hướng đáng tiếc thường thấy của con người khi giải quyết các vấn đề, đó là tách biệt các vấn đề, và chịu ảnh hưởng từ các “hiệu ứng khung”, trong đó các quyết định được đưa ra dựa trên những lựa chọn các yếu tố bất hợp lý liên quan. Những quan sát như vậy, hoàn toàn có thể dễ dàng được giải thích bằng Hệ thống 1, lại trở thành một thách thức lớn đối với giả định các yếu tố chuẩn trong Kinh tế học đều lý trí vốn đã rất được ưa chuộng.
Hai bản thể
Phần này mô tả các nghiên cứu gần đây mà trong đó tác giả muốn giới thiệu tới sự khác biệt giữa hai cái tôi, một cái tôi kinh nghiệm và một cái tôi ghi nhớ, cả hai có những mối quan tâm riêng. Ví dụ, chúng ta có thể thấy con người có hai kiểu trải nghiệm không mấy dễ chịu. Một số trải nghiệm của chúng ta diễn ra trong thời gian dài, do đó chắc chắn nó là trải nghiệm tệ hại hơn những trải nghiệm còn lại. Nhưng chức năng tự động của bộ nhớ – một tính năng của Hệ thống 1 – có những nguyên tắc, mà chúng ta có thể lợi dụng sao cho những ký ức tệ hơn được ghi nhớ tốt hơn. Sau này khi con người chọn những hồi ức để nhớ lại, một cách tự nhiên, họ sẽ được dẫn dắt bởi sự ghi nhớ bản thân và nhờ vào đó (cái tôi kinh nghiệm) đã gợi đến những ký ức không cần thiết. Sự phân biệt giữa hai cái tôi được ứng dụng để kiểm nghiệm hành vi, ở đó chúng ta lại một lần nữa nhận thấy cái gì khiến cho cái tôi kinh nghiệm hạnh phúc hóa ra là không hoàn toàn là cái làm cho cái tôi ghi nhớ. Làm thế nào để hai cái tôi này trong cùng một cơ thể, có thể theo đuổi hạnh phúc là một câu hỏi không hề dễ dàng trả lời được, trong đó hành xử đúng đắn của đại đa số mọi người đã trở thành một chuẩn mực chung được quy ước và công nhận là cách xử sự khách quan, đa số hành xử đúng đắn sẽ lầ tham chiếu chung để đánh giá hành động của từng cá nhân riêng lẻ.
Đánh giá sách Tư duy nhanh và chậm
Tư duy nhanh và chậm sẽ đưa ra và lý giải hai hệ thống tư duy tác động đến con đường nhận thức của bạn. Tác giả gọi đó là: hệ thống 1 và hệ thống 2. Trong một những thí nghiệm tâm lý, Kahneman và Tversky chứng minh rằng, con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là nghĩ chậm. Dù được nhận xét là một cuốn sách về khoa học thần kinh thú vị với nhiều ví dụ minh hoạ gần gũi và dễ hiểu, cuốn sách Tư Duy Nhanh Và Chậm vẫn là một thử thách khó nhằn bởi tác giả cung cấp nhiều nghiên cứu khoa học có mức độ phức tạp nhất định.
Phần lớn nội dung của cuốn sách chỉ ra những sai lầm của con người khi suy nghĩ theo hệ thống 1. Kahneman chứng minh rằng chúng ta tệ hơn những gì chúng ta tưởng: đó là chúng ta không biết những gì chúng ta không biết. Nói theo quy mô xã hội, thì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến với các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và kinh tế của con người. Do đó, bạn cần tỉnh táo và lựa chọn cho mình một lối tư duy chậm khi cần thiết để tìm ra những lỗi sai nghiêm trọng mà khi tư duy nhanh thường hay gặp phải, bởi vì không hẳn những linh cảm hay suy đoán lúc nào cũng chính xác và hữu ích hoàn toàn.
Comments