Khi hơi thở hóa thinh không là một tuyên ngôn dõng dạc của những bệnh nhân mắc phải căn bệnh quái ác nhất lịch sử nhân loại tới thế giới mà trong đó, tác giả Paul Kalanithi chính là đại diện cho những con người ấy – kiêu hãnh, mạnh mẽ và can đảm. Qua cuốn sách ta thấy được hành trình từ lúc phát hiện ra căn bệnh, khoảng thời gian giãy giụa, phủ nhận sự thật đến khi chấp nhận và cống hiến đến giây phút cuối cùng. Hãy cùng Ebook VN review Khi hơi thở hóa thinh không để thấy những hoài niệm về sự sống và cái chết xuyên suốt cuốn sách, khiến cho mỗi chúng ta khi đọc xong cuốn sách này đều phải suy ngẫm về cuộc đời.
Giới thiệu về Tác giả
Paul Sudhir Arul Kalanithi (1977- 2015) là tiến sĩ chuyên khoa thần kinh người Mỹ gốc Ấn, trước khi trở thành bác sĩ giải phẫu thần kinh Kalanithi đã học ở trường đại học Stanford và Cambrige để lấy bằng Văn học Anh và chứng chỉ nghiên cứu Y khoa.
Khi hơi thở hóa thinh khônglà cuốn tự truyện mà tác giả viết trong thời gian chiến đấu lại căn bệnh ung thư quái ác. Cuốn sách được xuất bản sau khi Tác giả qua đời, những dòng tâm sự đầy cảm động đã tốn không ít giấy mực của báo chí cũng như nước mắt của độc giả.
Review Sách Khi hơi thở hóa thinh không
Paul Kalanithi là một nhà giải phẫu thần kinh và nhà văn. Trong suốt sự nghiệp của mình, anh đã đóng vai trò như một “thiên thần”, cứu rỗi vô số bệnh nhân với những căn bệnh quái ác khác nhau. Đáng tiếc thay, khi anh chạm trán Quái Vật, không một ai, kể cả bản thân, có thể trở thành thiên thần và cứu chữa cuộc đời của Paul. Vào tháng 5 năm 2013, Kalanithi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ (non-small-cell) dương tính với EGFR di căn giai đoạn IV. Anh qua đời vào tháng 3 năm 2015 ở tuổi 37. (Theo Wikipedia)
Những dòng chữ của Ông là một triết lý sống, một ánh nhìn về cuộc sống từ khi còn là một đứa nhóc trong gia đình có Bố Mẹ là bác sỹ, anh ruột cũng là bác sỹ… cho đến khi trở thành một thạc sỹ văn học nhưng rồi vì mong muốn hiểu rõ về não bộ, về trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cá thể sống nên Ông tiếp thục theo học ngành Tâm thần học – chuyên ngành giải phẩu thần kinh, bản thân mình thì cảm nhận rằng ông đang muốn tìm về nguồn cội của “Ý nghĩa”, điều gì thực sự Ý nghĩa, Ý nghĩa của vạn vật… Vì tác giả là một nhà khoa học nên ngôn từ mang chất hàn lâm nhiều hơn là thực tế, rất nhiều lần tác giả dẫn dắt các câu từ trong Kinh Thánh vào nội dung, và mõi dòng Kinh Thánh đều mang đến một “Ý Nghĩa” khác nhau, cho chính tác giả, và cho tất cả bệnh nhân của Ông!
Sống với đam mê, đừng để hối tiếc
Cuộc đời này hiếm ai được sống với đam mê và cùng lúc đó thỏa mãn những nhu cầu vật chất thường nhật của con người. Paul yêu mến Văn học, Lịch sử và Y khoa. Không phải ngẫu hứng mà anh lại có trong tay tấm bằng Cử nhân và Thạc sĩ ngành Văn học Anh, học vị cử nhân khoa học ngành Sinh học tại Đại học Stanford cùng tấm bằng Thạc sĩ ngành Lịch sử và Triết học về Khoa học và Y học. Ta có thể thấy rõ niềm đam mê to lớn của anh với Văn học. Nhưng theo lẽ “thường” của cuộc sống, anh lựa chọn trở thành một bác sĩ, tiếp tục theo học tại Trường Y khoa Đại học Yale (Yale School of Medicine), nơi anh tốt nghiệp với bằng danh dự cum laude năm 2007, bỏ qua ý định theo đuổi bằng tiến sĩ ngành Văn học Anh.
Một profile thực sự ấn tượng, và tôi tin rằng chính Paul cũng tự hào về bản thân như cách chúng ta “woah” trước hàng loạt thành tựu của anh. Nhưng rồi chỉ khi xảy ra một điều gì đó đáng tiếc, ta mới bắt đầu chân trọng những điều mình trân quý và sống thật với bản thân mình. Khi hơi thở hóa thinh không chính là kết quả của khoảng thời gian hai năm ngắn ngủi Paul được sống với đam mê và theo đuổi nó hết mình. Chưa từng một lần trong đời dành tâm huyết và thời gian cho viết lách, Paul lựa chọn việc cứu người và theo đuổi ngành Y khoa. Chúng ta trong cuộc đời thường sống theo xã hội và con người xung quanh bởi đó là “cách thế gian này vận hành”. Tôi không nói việc này là xấu mà chỉ hơi buồn bởi nó thật “ngược”.
Những bậc cha mẹ lấy lý do “trang trải và tạo dựng một cuộc sống sung túc, ấm no” cho con cái mà đâm đầu vào những buổi họp, những chuyến bay dài ngày và “vất” lũ trẻ của mình cho những cô vú em. Những người yêu nhau lấy cớ đi chơi vào mọi ngày lễ trong năm, tặng nhau những món quà đắt tiền mà quên mất việc giao tiếp và chia sẻ. Có vô vàn ví dụ cho thấy cái “ngược” nó giờ đây đã trở thành lẽ thường của cuộc sống. Buồn thay!
Vì vậy, khi Paul được viết lên những dòng chữ cho cuốn sách đầu tiên cũng là cuối cùng của mình, tôi vừa thấy vui vừa thấy buồn cho số phận của con người. Vừa lên chiến trường chiến đấu với con Quái Vật đang đeo dọa tính mạng của anh, vừa sống thật với đam mê của mình, tôi tin chắc rằng những năm cuối đời của anh là khoảng thời gian lộn xộn nhưng tràn ngập màu sắc nhất của Paul. Y học đã không cứu rỗi được thể xác của Paul, nhưng Văn học, bằng một cách nào đó, đã mang tâm hồn anh trở lại những ngày tháng trước kia.
Chính văn học đã đưa tôi trở lại cuộc sống trong thời gian này. Những bất định về tương lai đã dần yếu đi; ở bất cứ nơi nào tôi đến, bóng tối của cái chết đã che khuất ý nghĩa của bất kỳ hành động nào. Tôi nhớ những khoảnh khắc khi mà sự khắc khoải trong lòng dâng cao, khi cả vùng biển bất định tưởng như bất khả xâm phạm lại tan vỡ. Tôi tỉnh dậy trong đau đớn, phải đối mặt với một ngày khác – không có dự án nào sau giờ ăn sáng là trông có vẻ lâu dài. Tôi nghĩ mình chẳng thể tiếp tục, và ngay lập tức, lời phản đối xuất hiện, hoàn tất câu thần chú bảy từ của Samuel Beckett, những từ mà tôi đã học được từ lâu khi còn ở bậc đại học: tôi sẽ tiếp tục. Tôi đã ra khỏi giường và bước từng bước, lặp đi lặp lại những câu nói đó: “Tôi không thể tiếp tục. Tôi sẽ tiếp tục.
Khi đọc đến những trang cuốn cùng của cuốn sách mình có chút hụt hẫng vì Kalanithi đã không thể hoàn thành nó mà chính người vợ của anh Lucy đã giúp anh viết nên những trang cuối cùng của cuốn tự truyện ấy. Và điều làm mình thật sự rơi nước mắt chính là những dòng nhật ký mà Lucy viết cho cô con gái của họ là Cady. “Khi một ai đó ra đi, mọi người thường có xu hướng sẽ nói những điều tốt đẹp về người đó. Con hãy nhớ rằng những điều tuyệt vời mọi người đang nói về cha con là thực. Cha con thật sự tốt đẹp và dũng cảm”
Mình tin rằng cuốn sách này sẽ giúp các bạn trân trọng cuộc sống, giúp bạn cảm nhận được mọi khía cạnh của cuộc sống. Ai trong mỗi chúng ta cũng đều phải chết, hãy sống như thể mai là ngày cuối cùng bạn được sống. Sống không đơn giản chỉ là tồn tại mà còn là cống hiến. Mong rằng câu chuyện của Kalanithi sẽ đem đến cho bạn đọc những động lực sống đẹp.
Hiếm khó một quyển sách nào khiến tôi trích dẫn nhiều như Khi hơi thở hóa thinh không. Nhưng cũng hiếm có câu chuyện nào đánh động tâm hồn tôi tới vậy. Tôi không muốn viết quá nhiều vì đối với tôi, không lời văn nào “thấm” như những từ ngữ trong nguyên tác. Tôi xin gửi tặng cuốn sách một từ: chân thực. Vì nó thực, vì nó là một cuốn hồi ký nên cuốn sách đẫm nước mắt và sự đồng cảm. Từng lời văn câu chữ, tôi thấy hình dáng Paul Kalanithi trong đó. Tôi xin tạm dừng bút ở đây vì thực sự chỉ khi đọc rồi độc giả mới cảm nhận được cảm xúc của tôi, cảm xúc của Paul Kalanithi. Dưới mỗi góc nhìn khác nhau, sẽ có những lời đánh giá khác nhau… bản thân mình chỉ hiểu dưới góc độ cá nhân nên chỉ viết được đến như này… lượng kiến thức hạn hẹp của mình không đủ để hấp thu toàn bộ những triết lý sống xâu xa của tác giả, có lẻ 5-10 năm sau khi đọc lại sẽ có nhìn khác hơn.
Comments